Cụm từ " Bơm ly tâm " chắc hẳn chúng ta đều nghe rất nhiều trong cuộc sống nhưng liệu chúng ta đã hiểu được thế nào là " Bơm Ly Tâm " chưa và tại sao lại gọi là bơm ly tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về " Bơm Ly Tâm "
Bơm Ly Tâm Là Gì ?
1: TÌM HIỀU VỀ BƠM LY TÂM 
Vào năm 1689 nhà vật lý Denis Papin phát minh ra máy bơm ly tâm, và ngày nay loại bơm này là loại được dùng nhiều nhất trên thế giới. Bơm ly tâm được chế tạo dựa trên một nguyên lý đơn giản: Chất lỏng được dẫn vào buồng cánh  và dưới tác dụng của lực ly tâm chất lỏng văng ra ngoài rìa của cánh . Cấu tạo này tương đổi rẻ tiền, ổn định và đơn giản, và tốc độ cao của nó cho phép kết nối bơm trực tiếp vào động cơ không đồng bộ. Bơm ly tâm cung cấp dòng chảy chất lỏng ổn định, và nó có thể dễ dàng bị bịt kín lại mà không gây ra bất kỳ tác hại nào tới bơm. 


- Bây giờ chúng ta thử xem hình 1.1.1 Dòng chảy chất lỏng qua bơm . Ở đầu vào của bơm dẫn chất lỏng chảy vào tâm cánh  đang quay, từ đó dưới tác động của lực quay của cánh bơm chất lỏng bị  văng ra ngoài rìa của vỏ bơm và được cánh bơm đẩy đi. Với thiết kế và cấu tạo này của bơm cho hiệu suất cao và phù hợp cho việc sử dụng với chất lỏng tinh khiết sạch và không có tạp chất.
- Bơm ly tâm được phân ra thành nhiều loại:
+ Bơm dòng chảy hướng tâm
+ Bơm dòng  chảy hỗn hợp
+ Bơm dòng chảy dọc trục.
Trong đó bơm dòng chảy hướng tâm và bơm dòng chảy hỗn hợp là các loại thường dùng nhất
2: ĐẶC TÍNH CỦA BƠM LY TÂM 
Bơm ly tâm có rất nhiều đặc tính, và trong mục này chúng tôi sẽ trình bày các đặc tính quan trọng nhất. Trong các phần sau của chương này chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn vể các loại bơm khác nhau.
• Số tầng cánh : Tùy vào số lượng cánh bơm có trong bơm, một bơm ly tâm có thể là loại đơn tầng hay đa tầng.
• Vị trí trục bơm : Bơm đơn tầng hay đa tầng có thề có trục bơm đứng hoặc  ngang. Các loại bơm này được gọi là bơm trục ngang hoặc bơm trục đứng
• Cánh bơm hút đơn hay hút đôi :Tùy theo cấu tạo của cánh bơm, bơm có thể được gắn cánh bơm hút đơn hoặc hút đôi. 
• Kết nối giữa các tầng : Các tầng bơm có thể được kết nối theo hai cách: nối tiếp và song song
• Cấu tạo của vỏ bơm: Chúng tôi phân biệt hai loại vỏ bơm: Vỏ xoắn và vỏ ống lồng.
 
3: CÁC LOẠI CÁNH BƠM ( Lực dọc trục )
Bơm ly tâm tạo ra áp lực tác động lên cả phần tĩnh và phần động của bơm. Các bộ phận của bơm được chế tạo sao cho chịu được các lực này. Nếu lực dọc trục và hướng tâm không cân bằng trong bơm, các lực này cần phải được tính đến khi lựa chọn hệ thống dẫn động bơm (ổ bi đỡ chặn của động cơ).

Đối với các loại bơm được gắn cánh bơm hút đơn, có thể xuất hiện lực dọc trục lớn, hình 1.1.11 và 1.1.12. Các lực này được cân bằng theo các cách như sau: 
 
• Kiểu cơ khí bằng cách dùng ổ bi chặn. Các loại ổ chặn này  được thiết kế đặc biệt để hấp thu các lực dọc trục từ  cánh bơm 

• Bằng cách dùng các lỗ cân bằng trên cánh bơm, xem hình 1.1.13

 
• Bằng cách điều khiển tiết lưu từ một vòng kín khít gắn phía sau cánh bơm, xem hình 1.1.14

 
• Tạo ảnh hưởng động vào phía sau của cánh bơm,  xem hình 1.1.15

• Tác động dọc trục của bơm có thể được ngăn chặn  bằng cách dùng cánh bơm hút đôi (xem hình 1.1.16).


4: CÁC LOẠI VỎ ( LỰC HƯỚNG TÂM ) 
Lực hướng tâm là hệ quả của áp suất tĩnh trong vỏ bơm. Do đó, độ lệch trục  có thể xuất hiện và gây va chạm giữa cánh bơm và vỏ bơm. Biên độ và hướng của lực dọc trục phụ thuộc vào lưu lượng và chiều cao đẩy. 
- Khi thiết kế vỏ cho bơm, ta có thể kiểm soát được lực hướng tâm của chất lỏng. Hai loại vỏ đáng được đề cập là: vỏ xoắn đơnvỏ xoắn kép. Như bạn cũng có thể thấy ở hình 1.1.18, cả hai loại vỏ đều có hình xoắn ốc. Điểm khác biệt giữa chúng là loại vỏ xoắn kép có thêm vách dẫn hướng. 
- - Loại bơm vỏ xoắn đơn được đặc trưng bằng áp lực đối xứng trong xoắn ốc tại điểm hiệu suất tối ưu, điều đó tạo ra tải hướng tâm bằng không. Tại tất cả các điểm còn lại, áp lực xung quanh cánh bơm không cân đối và do đó làm xuất hiện lực hướng tâm. 


- Loại vỏ ống lồng (hình 1.1.20) được dùng trong bơm đa tầng và có cùng chức năng cơ bản như loại vỏ xoắn. Chất lỏng được dẫn từ cánh bơm này sang cánh kế tiếp và đồng thời, độ xoay của nước giảm đi và áp suất động chuyển hóa thành áp suất tĩnh. Nhờ thiết kế tròn của vỏ ống lồng, lực hướng tâm không xuất hiện.


5 : BƠM ĐƠN TẦNG 
Bơm đơn tầng nói chung là được sử dụng trong các ứng dụng có chiều cao đẩy không quá 150m. Thông thường bơm đơn tầng được dùng trong khoảng 2-100m.  Bơm đơn tầng có đặc trưng là tạo ra chiều cao đẩy thấp tương ứng với lưu lượng, xem hình 1.1.3. Bơm đơn tầng có cả thiết kế ngang và đứng, xem hình 1.1.21 và 1.1.22. 

6 : BƠM ĐA TẦNG 
- Bơm đa tầng được dùng trong các lắp đặt cần tạo chiều cao đẩy lớn. Các tầng được kết nối nối tiếp và dòng chảy được dẫn từ cửa ra của tầng này đến cửa vào của tầng kế tiếp.
- Chiều cao đẩy mà bơm đa tầng có thể cung cấp bằng tổng chiều cao đẩy được tạo ra từ mỗi tầng. 
- Ưu điểm của bơm đa tầng là chúng có thể tạo ra chiều cao đẩy lớn tương ứng với lưu lượng. Cũng giống như bơm đơn tầng, bơm đa tầng có loại đứng và loại ngang, xem hình 1.1.23 và 1.1.24. 

7 : BƠM NỐI TRỤC XA VÀ BƠM NỐI TRỤC KÍN
Bơm nối trục xa
Bơm nối trục xa là loại bơm có nối trục mềm kết nối bơm và
động cơ. Loại nối trục này có thể là loại nối trục cơ bản hoặc
loại nối trục đệm trung gian (spacer coupling).
Nếu bơm được kết nối với động cơ bằng loại nối trục cơ bản,
ta cần phải tháo rời bơm khỏi động cơ khi cần bảo trì. Do đó
cần phải canh chỉnh bơm khi lắp vào, xem hình 1.1.25. 
Mặt khác, nếu bơm được lắp nối trục đệm trung gian, có thể
bảo trì bơm mà không cần tháo động cơ. Canh chỉnh không
còn là vấn đề, xem hình 1.1.26. 



Bơm nối trục kín
Bơm nối trục kín có thể được cấu tạo theo hai cách sau: Hoặc là bơm có cánh bơm gắn trực tiếp lên trục động cơ hoặc là bơm có động cơ tiêu chuẩn và khớp nối cứng hoặc khớp nối đệm,
xem hình 1.1.27 và 1.1.28
  

 

 
 

Bài viết cùng chuyên mục